HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO VÀ TRUYỀN THÔNG (Tuần V)

VRMI (29-9-2010) – Sài gòn – Chúng ta vừa qua giai đoạn đầu tiên của OMRC. Hôm nay chúng ta buớc vào giai đoạn thứ hai với những nội dung mang tính bổ trợ. Có thể nói các đề tài: Học thuyết xã hội và truyền thông, Tra cứu Thánh Kinh, Tâm lý công chúng truyền thông, Đạo đức truyền thông, là những đề tài vừa là nền tảng, vừa là chỉ dẫn, và vừa là công cụ đối chiếu cho việc chọn lựa sự kiện, chọn lựa cách đưa tin, và cách giúp cho thông điệp của chúng ta dễ được đọc giả đón nhận hơn. Bài đầu tiên này sẽ do thầy Gioan Lê Quang Vinh trình bày.

Thiên Chúa tạo thành mọi sự tốt đẹp, nhưng con người đã bất trung phản bội, và tội lỗi đã làm thế gian hư đi. Tuy nhiên, Thiên Chúa nhân từ không bỏ con người. Ngài sai Con Một Ngài đến cứu độ trần gian, ban cho con người quyền làm con Thiên Chúa, hoàn lại phẩm giá và nhân vị cao cả cho con người. Học thuyết Xã Hội Công Giáo trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhân vị và phẩm giá con người, nhất là công bằng xã hội và bác ái, chỉ cho nhân loại những cách thế thích hợp để bảo vệ và nâng cao nhân phẩm của họ. Tiếp tục đọc

Vài lưu ý về bài thực tập (Tuần IV)

VRMI (23.09.2010) – Virginia, USA – Tin thời sự được nhiều người bình luận, bài phóng sự được nhiều người nhớ là vòng nguyệt quế dành cho các tác giả của tin bài đó.

Tuần này, mỗi nghiên cứu viên sẽ phải tiếp cận thực tế, chọn lựa đề tài và thể tài để viết bài thực tập bắt buộc.

Một vài thành viên OMRC viết thư nêu thắc mắc, tôi xin thưa chung với mọi người luôn, vì xét đây là những vấn đề mà nhiều người quan tâm nhưng chưa tiện hỏi. Tiếp tục đọc

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC THỨ BA

VRMI (23.09.2010) – Sài Gòn – Bài học thứ ba trình bày một kỹ năng có vẻ quen thuộc: “Quay Phim Chụp Hình”. Nói là “có vẻ quen thuộc”, vì bây giờ máy ảnh, máy quay phim xuất hiện nhiều và đa số là tự động nên ai cầm máy đều… bấm được, và dĩ nhiên là có hình ngay. Nhưng thực ra, quay phim chụp hình đòi nhiều kỹ thuật mà nếu không chú ý thì “tác phẩm” sẽ không được đón nhận. Đây là đề tài kết thúc giai đoạn 1 của OMRC-2010. Đề tài do cha Antôn Lê Ngọc Thanh trình bày, với các nội dung: Ánh sáng hậu cảnh; Bí quyết quay video phỏng vấn cá nhân; Bố cục khung hình cân bằng; Mẹo quay phim đẹp hơn; 7 lỗi “chết người” khi quay phim; Kiểm tra máy quay qua chất lượng phim; 9 “yếu quyết” mua máy quay phim số. Ngay cả những người chưa có kiến thức gì về phim ảnh cũng có thể học nơi bài học súc tích này những kỹ thuật cần thiết nhất để “bấm máy”.

Vì đề tài mang tính chuyên môn hơi cao, nên số lượng ý kiến phản hồi có vẻ ít hơn hai bài trước. Nhưng các ý kiến phản hồi đa số là của các học viên “chuyên nghiệp” đã có ít nhiều kiến thức về quay phim chụp hình, dù vẫn có bạn tự nhận rằng “Chủ đề này em mù tịt chẳng bíêt gì máy ảnh cả. chỉ dùng điện thoại thôi. lần này chắc có thêm kiến thức rùi.” (Ghi chú: rùi = rồi). Do đó, các bạn đã thực hiện đúng theo yêu cầu của cha giảng viên An Thanh và của bài học: chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và nguồn kiến thức cho các bạn khác. Tiếp tục đọc

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC 2

VRMI (14.09.2010) – Xét về mặt hình thức bài báo, có hai thể loại chính là Tin thời sự và Phóng sự. Bằng cách viết cô đọng và rõ ràng khúc chiết, linh mục nhà báo Antôn Lê Ngọc Thanh giảng bài online đã trình bày bằng những nguyên tắc chính về nội dung, hình thức và cách tìm ý cho một bài báo. Hơn nữa, bài giảng còn được minh họa bằng tin và phóng sự mẫu trích từ hãng thông tấn nổi tiếng AP (Associated Press). Vì thế mà học viên thảo luận khá hào hứng và đúng trọng tâm bài học. Một học viên nhận xét ngay: “PVL đọc lướt qua một lần từ đấu chí cuối, cảm nhận chung nhất là: rất vui, hài lòng, thích thú vì CẦU TRÚC BÀI BÁO khá đủ về LÝ THUYẾT lẫn MẪU MINH HỌA THỰC HÀNH.” Tiếp tục đọc

LƯỢC TÓM Ý KIẾN HỌC VIÊN

VRMI (07.09.2010) – Bài học đầu tiên do cha An Thanh CSsR trình bày, ngắn gọn nhưng đã nêu được cái nhìn khái quát về “Tầm nhìn Truyền Thông”, với các  nguyên lý và  nguyên tắc của Truyền Thông. Đặc biệt, các “Qui Ước viết tin” ngay từ bài học đầu tiên giúp cho các học viên có cái nhìn tổng quát và thực hành ngay trong các bài viết của mình.

Sau một tuần học hỏi, các bạn học viên đã đóng góp trên 80 ý kiến, vừa tóm tắt và nhận xét về truyền thông, vừa thảo luận các câu hỏi mà  thuyết trình viên đưa ra. Mọi người đều đồng ý rằng Chúa Yêsu là nhà truyền thông vĩ đại trong lịch sử vì chính Người là Lời của Thiên Chúa, sứ điệp của Người là chân lý siêu việt và và cách rao giảng của Người là mẫu mực của truyền thông. Tiếp tục đọc

OMRC Tuần I: Sự thật trong tình yêu

VRMI (05.09.2010) – Hoan hô những phản hồi, các tranh luận và những vấn đề đặt ra trong năm ngày của tuần lễ đầu tiền của OMRC. Chìa khóa cho cuộc thảo luận của tuần này chính là Sự thật trong tình yêu.

Một bài báo phải có định hướng, phải phê phán hay phải khen ngợi là một bài báo tuyên truyền, một bài viết phục vụ cho một ý hướng hay hoạt động chính trị nào đó. Đây là truyền thông công cụ, không phải là truyền thông hiện diện, truyền thông nhân chứng, truyền thông sự thật. Tiếp tục đọc

Khai mạc OMRC: Con Thiên Chúa, Người xây dựng hòa bình

VRMI (01.09.2010) – Nếu Thiên Chúa không nói, con người sẽ không biết Thiên Chúa và cũng chẳng biết chính mình. Nhờ Thiên Chúa nói, mà Abram biết phải từ bỏ đất Ur mà đến nơi Chúa hứa lập nghiệp, để rồi nhận ra Người là Bạn và cũng là Cha. Nhờ Chúa lên tiếng mà Môsê giả từ sợ hãi để trở lại Ai Cấp giải phóng dân nô lệ Israel. Nhờ nhận ra tiếng Chúa nên thánh Augustinô đã thốt lên: “Chúa dựng nên con cho chúa, nên cả đời con khắc khoải cho đến khi được nghĩ yên bên Chúa”. Tiếp tục đọc