LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN TUẦN VIII

Bài học tuần VIII Tâm lý công chúng truyền thông Internet do Cha An Thanh trình bày “từ xa” theo đúng nghĩa đen. Cha nhìn thấy rõ rằng “Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính”, và “Thế giới Internet một mặt rất công cộng, vì hầu như những gì đã đưa lên Internet thì ai cũng có thể tiếp cận, những vấn đề riêng tư, bí mật khó có thể bảo đảm tuyệt đối; mặt khác lại rất cá nhân, vì thuờng nguời ta chỉ một mình một phuơng tiện truy cập Internet, một mình tiếp nhận thông tin, một mình cảm thụ”. Tiếp tục đọc

Thông báo chuẩn bị kết thúc OMRC – I

VRMI (24.10.2010) – Banhocvu- Chỉ còn ba đề tài nữa, khóa nghiên cứu truyền thông Công giáo online sẽ kết thúc.

Với đề tài: Tâm lý truyền thông Internet – tuần VIII, chúng ta kết thúc giai đoạn hai, giai đoạn bao gồm các đề tài bổ trợ: Học thuyết xã hội Công giáo, Tra cứu Thánh Kinh, Đạo đức truyền thông, và Tâm lý truyền thông Internet.

Bắt đầu tuần này, chúng ta sẽ buớc vào giai đoạn cuối, còn gọi là giai đoạn hoàn tất khoá nghiên cứu. Có hai việc quan trọng trong giai đoạn này: Tiếp tục đọc

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN VỀ BÀI “ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG” (Tuần VII)

Bài học về Đạo Đức Truyền Thông trình bày tóm lược nội dung chính của văn kiện Đạo Đức trong Truyền Thông, do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội ban hành tại thành Vatican, ngày 04 tháng 06 năm 2000. Bài học nhấn mạnh nguyên tắc “truyền thông phục vụ con người” và cần phải tuân thủ những chuẩn mực đao đức, đặc biệt là phải trung thực. Tiếp tục đọc

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC THỨ 5 (Tuần VI)

Trong bài học đầu tiên của khoá này, cha An Thanh đã nhấn mạnh “Nguyên lý Truyền thông Công giáo” bằng việc nhắc lại hai điểm trong Giáo lý Công giáo: “Vinh quang của Thiên Chúa cốt tại việc biểu lộ và truyền thông sự tốt lành của Thiên Chúa” (GLCG 294) – Thiên Chúa tự thông truyền – Self Communication và “Truyền thông điều thiện hảo nhờ Đức Yêsu Kitô –  Communicator” (GLCG 947). Và như thế, Kinh Thánh – Lời Thiên Chúa – phải là kim chỉ nam và là nguồn sức mạnh người tín hữu giáo dân và cách riêng cho những người muốn làm truyền thông Công giáo, bởi vì Kinh Thánh là mạc khải của chính Thiên Chúa.

Bài học về “Phương pháp tra cứu Kinh Thánh” do cha Joakim Hà Ngọc Phú trình bày có một tầm quan trọng đặc biệt, cách riêng cho những người làm truyền thông. Tác giả trao cho người đọc chiếc chìa khoá mở vào Kinh Thánh, theo phương pháp “hạ thấp độ cao” để dần dần nhìn vào toàn bộ Thánh Kinh với những “tip” đơn giản nhưng kỳ diệu. Tiếp tục đọc

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC THỨ TƯ (Tuần V)

  1. Giai đoạn 2: “Các nội dung bổ trợ” được bắt đầu với bài tìm hiểu sơ lược về Giáo huấn Xã Hội của Hội Thánh. Đề tài có vẻ khô khan hơn giai đoạn 1, nên số bình luận có vẻ ít hơn. Tuy nhiên, các bạn học viên đã nhiệt thành và tỏ thiện chí khi các bạn cho thấy các bạn đã cố gắng chú ý nghiên cứu và còn đọc thêm tài liệu để hiểu thêm về lời dạy của Mẹ Giáo Hội.

Đa số các bạn thừa nhận là mình chưa nghe về các văn kiện Giáo Hội nói chung, do đó Học Thuyết Xã Hội còn có vẻ khá mới mẻ. Có bạn nghe từ Giáo huấn Xã hội lại tưởng chỉ có cuốn Thánh Kinh hay sách giáo lý!

Có hai lý do khiến các bạn chưa quan tâm đến các giáo huấn của Hội Thánh: Tiếp tục đọc

Đúc kết tuần thực tập: Cùng nhau biên tập một tin thời sự

VRMI (01.10.2010) – Ban học vụ đã nhận được một số bài viết cho tuần lễ thực tập bắt buộc. Hy vọng sẽ tiếp tục nhận được những tác phẩm của các tham dự viên khác.

Hôm nay, tôi sẽ biên tập lại bài Tình nguyện hiến tuỷ cứu người của Liêm Ly gởi đến lúc 20:43, ngày 25 tháng 09 năm 2010 để các bạn nghiên cứu và tự biên tập lại bài viết của mình.

Lưu ý, đầu các đoạn/câu, tôi đánh số thứ tự để tiện cho việc trích dẫn.

1. Nguyên văn bài viết Tiếp tục đọc